KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM - NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930 - 18/11/2020)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc
Cập nhật ngày: 18/11/2020 09:36:53
ĐTO - Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó tới nay, tuy có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (nay là Mặt trận Tổ quốc) luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc.
Đồng chí Lê Thành Công - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh động viên tân binh lên đường bảo vệ Tổ quốc
Bước phát triển của phong trào yêu nước, cách mạng của Nhân dân ta
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, từng biến nước ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn thống trị, áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo và tìm mọi cách để đàn áp, dập tắt phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của Nhân dân ta. Lúc này, tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Thực hiện Hướng dẫn số 122/HD-MTTW-BTT ngày 16/1/2019 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai việc khảo sát đối với TP.Cao Lãnh, TP.Hồng Ngự và huyện Tháp Mười đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tập huấn và triển khai Hướng dẫn số 03/HD-MTTQ-BTT, ngày 13/7/2020 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao cho 3 xã điểm của huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười và huyện Lấp Vò. Đồng thời kết hợp tập huấn về việc khảo sát sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Cao Lãnh, có 40 cán bộ MTTQ cấp huyện, xã tham dự.
|
Dưới tác động chính sách thống trị của thực dân Pháp và một số yếu tố khác, làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nổ ra liên tiếp từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nhưng lần lượt bị thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững mạnh, thiếu lực lượng tiên phong. Điều đó được Lãnh tụ Hồ Chí Minh kết luận: “Từ ngày bị đế quốc xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”.
Trong bối cảnh đó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối vì nhận thấy ở đó còn những hạn chế. Người tìm hiểu một số cuộc cách mạng tư sản, nhất là Đại cách mạng Pháp năm 1789 với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền và khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” nổi tiếng; cách mạng Bắc Mỹ với Tuyên ngôn độc lập năm 1776 tuyên bố về quyền con người thiêng liêng bất khả xâm phạm, nhưng nhận thấy ở đó “vẫn còn áp bức bất công”, không thể đáp ứng yêu cầu của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Người tìm được và quyết định đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 của V.I Lênin - Lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, người kế thừa và phát triển di sản vĩ đại của C.Mác-Ph.Ănghen.
Qua thời gian chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, tổ chức và cán bộ, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo, vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam, trong đó có những nội dung về yêu cầu tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đó là cơ sở quan trọng để sau đó Đảng ta xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
Lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới (làm đường giao thông nông thôn) trên địa bàn tỉnh
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước; ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Chỉ thị xác định Hội Phản đế Đồng minh phải bảo đảm tính công nông; đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thực sự là của toàn dân và nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công”.
Hội Phản đế Đồng minh là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng ta. Đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc, là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đủ trưởng thành, đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Từ đó tới nay, tuy có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc.
Chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, giữ vai trò nòng cốt, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; giai cấp nông dân tính cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng nông sản, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển. Đội ngũ trí thức, công, viên chức phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Qua đó, theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn của MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận cụ thể hóa nhiệm vụ cụ thể phù hợp với ngành, đơn vị và chủ động phối hợp thực hiện.
Hội viên, nông dân tham dự hội thảo về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa tại xã 2 xã Trường Xuân và Hưng Thạnh (huyện Tháp Mười)
Thông qua kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân đối với cấp xã, cấp huyện đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã kiến nghị ngành chức năng quan tâm phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên cùng vận động Nhân dân xử lý, giải quyết các nội dung mà người dân chưa hài lòng. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì phát động trong toàn hệ thống Mặt trận phối hợp triển khai thực hiện “Ngày Đại đoàn kết vì cộng đồng” tại địa bàn các Tổ Nhân dân tự quản quản lý, theo đó nhiều nội dung xoay quanh việc tạo cảnh quan môi trường, an toàn giao thông, an ninh trật tự được các thành viên trong Tổ cùng bàn bạc thông nhất và cùng nhau ra quân thực hiện thường xuyên, tập trung vào các ngày cuối tuần, bước đầu mang lại kết quả tích cực, góp phần tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Hướng dẫn thực hiện việc phát động thí điểm mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp” cho 5 đơn vị làm điểm (Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Tháp Mười và huyện Cao Lãnh) và hỗ trợ cho TP.Cao Lãnh tổ chức triển khai phát động tại xã Tân Thuận Tây để thực hiện.
Những tháng đầu năm 2020, MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp đã vận động trên 48 lượt doanh nghiệp, 69 lượt tổ chức tôn giáo và 86 lượt mạnh thường quân ủng hộ trên 24,906 tỷ đồng, để chăm lo hỗ trợ Tết cho trên 81.432 lượt gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán 2020; vận động hỗ trợ xây dựng 608 căn, trị giá 46,314 tỷ đồng. Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã vận động xây dựng 332 căn; cấp huyện, thành phố đã vận động xây dựng được 276 căn; khởi công xây dựng 41 cầu nông thôn, trị giá 10,628 tỷ đồng. MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã vận động tặng 109.320 phần quà cho hộ nghèo, hộ khó khăn trị giá trên 32,7 tỷ đồng. Nhân dịp Tháng khuyến học, Hội Khuyến học tỉnh đã vận động hỗ trợ 18.351 suất học bổng, phương tiện học tập cho học sinh sinh các cấp trị giá 14,680 tỷ đồng; vận động trao 24.830 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo và 74 xe lăn cho người khuyết tật, vận động khám chữa bệnh cho 2.269 lượt bệnh nhân nghèo, khuyết tật, trị giá gần 17,305 tỷ đồng.
DŨNG CHINH (lược ghi)