Đồng Tháp thực hiện Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp đạt và vượt nhiều chỉ tiểu

Cập nhật ngày: 24/12/2024 10:22:28

ĐTO - Đề án chuyển đổi số (CĐS) ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 773/QĐ-UBND-HC ngày 18/7/2022. Trong năm 2024, các cấp, các ngành đã  thực hiện đạt 11/12 chỉ tiêu của đề án.


Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong (thứ 2 từ phải sang) khảo sát Trạm Quan trắc khí tượng tại Làng thông minh (xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh)

Về chính quyền số, có 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thực hiện đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần, đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025; 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật), đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025; 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý (tuyến tỉnh, huyện, xã) được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội, đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025; 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc, đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025.

Đối với kinh tế số, hoàn thành cơ sở dữ liệu về sản xuất NN&PTNT theo các cấp quản lý (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã (thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh) giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số, sẵn sàng tích hợp vào hệ thống dữ liệu của tỉnh và Quốc gia (đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025); có 20 Hội quán ứng dụng IoT vào sản xuất, đạt 285% so với kế hoạch đến năm 2025. Đến nay, tỉnh có 25% Hội quán, hợp tác xã (HTX) (20/151 Hội quán, 68/200 HTX) ứng dụng Internet vạn vật vào sản xuất (IoT); có 22,5% Hội quán, HTX (gồm: 25/151 Hội quán, 54/200 HTX) ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử thông qua Tổ Công nghệ số cộng đồng (đạt vượt so với kế hoạch đến năm 2025). Trong xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ số và thiết bị giám sát IoT, viễn thám, giúp thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành (hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, về đặc tính thích nghi của cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, về thông tin thị trường,...) thông qua nền tảng hệ sinh thái nông nghiệp số: đã thực hiện quan trắc thông qua nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp ở lĩnh vực thủy lợi, thực hiện giám sát côn trùng thông minh ở lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật (đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025). Tỉnh cũng thực hiện đạt 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử (453/453 sản phẩm), đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2025; tư vấn hỗ trợ trên 58% (274/473 doanh nghiệp) doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực NN&PTNT kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, đạt 105% so với kế hoạch đến năm 2025.

Lĩnh vực xã hội số, thông qua Tổ Công nghệ số cộng đồng, hỗ trợ, tư vấn cho 162.283/259.396 nông dân (chiếm 62,56%) biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, buôn bán trực tuyến (đạt 104% so với kế hoạch đến năm 2025)…

TN

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn