Tháng Công nhân năm 2023: “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”

Cập nhật ngày: 12/04/2023 14:58:26

ĐTO - Với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, Tháng công nhân (tháng 5) - Tháng cao điểm vì đoàn viên (ĐV) và người lao động (NLĐ) đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về NLĐ.

Theo đó, Tháng công nhân - Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 đối với cấp tỉnh sẽ triển khai thực hiện 8 nội dung trọng tâm như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hệ thống tổ chức Công đoàn (CĐ) về mục đích ý nghĩa, các hoạt động Tháng công nhân - Tháng hành động ATVSLĐ; bàn giao, sửa chữa ít nhất 10 căn nhà “Mái ấm CĐ” cho ĐV và NLĐ gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi động viên, tặng quà cho NLĐ, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động; phối hợp với các đối tác thực hiện Chương trình “Phúc lợi cho ĐV”, chương trình  phối hợp đưa hàng Việt về khu, cụm công nghiệp; biểu dương điển hình tiên tiến từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” và “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tiếp tục vận động ĐV và NLĐ tích cực đăng ký, tham gia giai đoạn II Chương trình “1 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; khen thưởng động viên một số tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023.

Đối với CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; hướng dẫn CĐ cơ sở trong doanh nghiệp phát động thi đua hưởng ứng Tháng công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023; triển khai có hiệu quả phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”. Chủ động đề xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chỉ đạo các CĐ cơ sở tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội theo quy định; tiếp tục ký mới những chương trình phúc lợi nội dung có lợi cho NLĐ; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, NLĐ ốm đau, người có hoàn cảnh khó khăn theo quy định; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV và NLĐ. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hoạt động “Cảm ơn NLĐ”.

Đối với CĐ cơ sở thực hiện phương châm “Mỗi CĐ cơ sở, một lợi ích ĐV” đồng thời phát huy cao vai trò của công nhân đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp; lựa chọn tổ chức ít nhất một hoạt động thiết thực phù hợp với thực tế; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV và NLĐ; thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, triển khai các chế độ phúc lợi cho NLĐ...

TG-CSPL

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn