Dòng Cửu Long hiền hòa đã bao đời bồi đắp phù sa màu mỡ và mang đến nguồn thủy sản dồi dào nuôi sống người dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông sâu bên lở bên bồi là quy luật của thiên nhiên, tuy nhiên trong những năm gần đây do sự biến đổi của khí hậu và sự tác động của con người làm cho sạt lở bờ sông ngày càng trầm trọng hơn. Thanh Phong
Trong những năm qua, ngân sách của Trung ương và của tỉnh đã chi hàng trăm tỷ đồng để khắc phục sạt lở. Ảnh: Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò
Chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 2 con sông Tiền và sông Hậu với chiều dài gần 160km, trong đó sạt lở nhiều nhất là dọc sông Tiền với hơn 30 điểm sạt lở thuộc 10/12 huyện, thị, thành phố trong tỉnh
Sạt lở nghiêm trọng đã làm hư hại một phần Tổng kho xăng dầu Đồng Tháp, gây thiệt hại trên 15 tỷ đồng
Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 30 bị đe dọa
Mỗi năm có hàng chục hecta đất bị cuốn trôi theo dòng nước làm thiệt hại nhiều diện tích ruộng vườn, nhà cửa, công trình... Ảnh: Điểm sạt lở xã Tân Bình (Thanh Bình), một trong điểm nóng về sạt lở của tỉnh
Tỉnh đã xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư giúp người dân vùng sạt lở ổn định cuộc sống. Ảnh: Tuyến dân cư xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự.
Bên cạnh sự tác động của thiên nhiên, việc khai thác cát sông không kiểm soát được cũng là nguyên nhân gây ra nạn sạt lở
Tuy nhiên, nguy cơ sạt lở vẫn có khả năng xảy ra trên 46 xã, phường trong toàn tỉnh đe dọa cuộc sống của người dân ở hai bên bờ sông Tiền. Ảnh: Vì chưa được bố trí tái định cư, ông Ngô Văn Sện ở ấp Long Thạnh, xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) luôn sống trong tâm trạng phập phồng, ông cho đồ đạt vào thùng để sẵn sàng di tản khi sạt lở đến