Cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Cập nhật ngày: 02/06/2021 13:32:01

>> Cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao

>> Cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao

>> Cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) để lừa đảo. Đối tượng sử dụng các số điện thoại có đầu số 0555…, 8009… xưng là người của cơ quan BHXH thông báo cho chúng ta việc đi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa thanh toán tiền khám chữa bệnh hoặc thông báo rằng ta đã trục lợi từ quỹ BHYT…, sau đó yêu cầu ta cung cấp về nhân thân và nộp một khoản tiền (thông qua tài khoản) để thanh toán chi phí đã khám chữa bệnh hoặc hoàn trả tiền đã trục lợi, nếu không cơ quan BHXH sẽ báo Công an vào cuộc điều tra, trừ tiền có trong tài khoản ngân hàng, cắt quyền sử dụng thẻ BHYT của ta…

Trong trường hợp này, chúng ta cần nâng cao cảnh giác khi nhận các cuộc điện thoại lạ, tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào của các đối tượng, nhất là không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại cho người lạ. Cơ quan BHXH không triển khai bất kỳ hình thức điện thoại trực tiếp nào cho người dân thông báo việc họ đã đi khám chữa bệnh bằng thể BHYT hoặc nói họ đã trục lợi tiền của quỹ BHYT. Khi nhận được các cuộc gọi như trên cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số hotline của BHYT Việt Nam 1900.0968 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Giả vờ chuyển tiền nhầm để chiếm đoạt tài sản (Ép vay). Các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản của nạn nhân với nội dung cho vay, sau đó có người gọi điện thoại bảo rằng mình vừa chuyển nhầm, nhờ nạn nhân trả lại (tài khoản nhận tiền khác với tài khoản mà đối tượng đã chuyển tiền). Sau một thời gian, người chủ tài khoản chuyển nhầm đòi tiền nạn nhân, chúng đưa ra chứng từ gởi tiền, thông tin chuyển khoản làm bằng chứng, bắt nạn nhân thanh toán tiền lãi vay trong những ngày trước, nếu không trả sẽ bị quấy rối hoặc bị khởi kiện ra Tòa án.

Đối với trường hợp này, khi tài khoản nhận được tiền gởi nhầm, người bị chuyển nhầm không nên vội vàng chuyển trả nếu chưa xác định được đó có phải là chủ tài khoản thật sự hay không, nhất là trả lại qua một tài khoản khác, khác với tài khoản chuyển ban đầu. Tốt nhất nên liên hệ với ngân hàng và chuyển trả thông qua ngân hàng, có xác nhận, lưu trữ để tránh những phát sinh không đáng có về sau.

Lừa nâng cấp sim 4G để chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng chính sách hỗ trợ nâng cấp sim 4G của nhà mạng, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành 4G để lừa đảo, chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại, sau đó đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP để thực hiện các giao dịch qua thẻ của người tiêu dùng.

Đối với thủ đoạn này, chúng ta cần thận trọng đối với những cuộc gọi, tin nhắn mời thay sim, nâng cấp sim 4G từ những số điện thoại lạ, bất thường và tuyệt đối không thực hiện các yêu cầu thao tác thay sim qua điện thoại. Khi phát hiện thẻ sim trên máy điện thoại của mình bị vô hiệu hóa, nghi ngờ do bị chiếm quyền kiểm soát sim, người tiêu dùng liên hệ ngay với tổng đài của nhà mạng để yêu cầu khóa sim để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro kẻ gian sử dụng sim nhận mã OTP để chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng thông qua các giao dịch trực tuyến, thanh toán bằng thẻ tín dụng.

(Còn tiếp)

Đ.D

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn