Các thiết bị điện tử tác động tốt hay xấu đến trẻ?

Cập nhật ngày: 12/08/2014 09:22:32

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng lúc bé 3 tuổi, việc chơi các trò chơi không giáo dục trên màn hình cảm ứng trùng hợp với việc chậm nói của bé.


Nhiều nghiên cứu đã phân tích những tác động tiêu cực của màn hình điện tử đến sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, kết luận của họ không ngăn được sự hiện diện phổ biến của thiết bị này trong môi trường của trẻ em và thanh thiếu niên. Tháng 10 năm 2013, một cuộc khảo sát được Common Sense Media tiến hành đã chỉ ra rằng 38% trẻ em Mỹ dưới 2 tuổi đã điều khiển được (bằng tay) màn hình của một thiết bị di động hoặc máy tính bảng. Con số này ngày càng tăng lên. Chúng ta nghĩ gì về điều này ? Phương tiện truyền thông và giải trí có lấp chỗ cho những tác động tiêu cực của một công cụ có mặt mọi nơi trong môi trường sống của trẻ và ngay từ khi chúng còn nhỏ ?

Để tìm hiểu thêm thông tin, các bác sĩ nhi khoa của Trung tâm Cohen Children's Medical Center của New York đã tiến hành một nghiên cứu đối với trẻ em sơ sinh đến 3 năm tuổi, tất cả trẻ em này đều sử dụng màn hình cảm ứng. Mục đích của nghiên cứu : xác định xem hành vi này có lợi hay không có lợi về mặt giáo dục. Các kết luận của nghiên cứu này đã được trình bày tại cuộc họp của Hội hàn lâm nhi khoa.

Điện thoại thông minh xem như món đồ chơi đầu tiên

Những tác giả của nghiên cứu nhắc nhở chúng ta rằng năm 2011, Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ về việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiết bị này có thể ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của trẻ nhỏ và trẻ không được hưởng lợi về mặt giáo dục từ các phương tiện này.

Tuy nhiên đến năm 2013, Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ lại công nhận những tác động "tích cực và xã hội quan trọng" của các phương tiện này đối với trẻ em, nhưng với trẻ dưới 3 tuổi nó thì không. Tiến sĩ Ruth Milanaik, tác giả chính của nghiên cứu, quyết định tập trung vào mối liên hệ giữa sử dụng màn hình cảm ứng và phát triển nhận thức ở trẻ em ở độ tuổi này.

"Trong bệnh viện nhi của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng điện thoại thông minh là +đồ chơi + đầu tiên mà cha mẹ đưa cho con của họ, tiến sĩ nói. Thiết bị này thay thế đồ chơi truyền thống. Đối với nhiều bậc cha mẹ, màn hình cảm ứng là nguồn giải trí duy nhất cho con của họ".

Bác sĩ nhi khoa đã yêu cầu các bậc cha mẹ hoàn thành điền trên một bảng câu hỏi để đánh giá việc con cái họ sử dụng các thiết bị này. Trong các gia đình mua một thiết bị được trang bị màn hình cảm ứng, độ tuổi trung bình tiếp xúc với thiết bị đầu tiên là 11 tháng, với 36 phút trung bình sử dụng hàng ngày.

Mục đích của việc sử dụng thiết bị, 30% số người được hỏi nói họ cho con họ xem các "chương trình giáo dục", 26% nói sử dụng các ứng dụng cho mục đích giáo dục, 28% nói con họ xử lý thiết bị không có mục đích gì và 14% nói con họ chơi những trò không mang tính chất giáo dục. Sáu trong số mười phụ huynh được hỏi nói rằng màn hình cảm ứng là một "lợi ích giáo dục" cho con cái của họ.

Hệ quả ngôn ngữ

Nghiên cứu này không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các thành tích học tập của trẻ em sử dụng các thiết bị được trang bị màn hình cảm ứng và những trẻ em không sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, kết quả thu được cho thấy những đứa trẻ chơi những trò không mang tính giáo dục bị hạn chế phát triển về mặt ngôn ngữ.

Ngoài máy tính bảng và điện thoại thông minh, sự tác động của các màn hình khác cũng được đánh giá. Viện quốc gia về phòng chống và giáo dục sức khỏe Pháp nhắc lại rằng tháng 4 năm 2008, Bộ y tế đã thu thập ý kiến của một nhóm các chuyên gia "về kênh truyền hình đối với trẻ em dưới 3 tuổi". Sau đây là trích dẫn báo cáo của cơ quan này : "Truyền hình không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 3 tuổi, dù cho đó là chương trình nào và các bậc phụ huynh có mặt hay không có mặt ở đó. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng các kênh truyền hình cho trẻ nhỏ có thể có một tác dụng có lợi đến việc phát triển tâm lí và cảm xúc của trẻ. (...) Các truyền hình không thể thay thế tác động của những người thân, đặc biệt là cha mẹ, đến trẻ nhỏ".

Bác sĩ tâm thần Serge Tisseron (Pháp) chia sẻ ý kiến: "Trước 3 tuổi, một đứa trẻ cầncần phải tương tác với môi trường sống của nó bằng cách sử dụng cả năm giác quan. Do đó, cần tránh càng nhiều càng tốt các màn hình.

Về phần mình, Tiến sĩ Ruth Milanaik tóm tắt nghiên cứu của ông bằng một vài từ ngắn gọn: "Công nghệ sẽ không bao giờ thay thế cho sự tương tác cha-con. Cách tốt nhất để khuyến khích trẻ thêm hiểu biết vẫn là tăng cường nói chuyện với chúng".

Theo Vnmedia

 

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn