Vết nứt lớn ở Ethiopia có khả năng trở thành một đại dương
Cập nhật ngày: 10/08/2015 11:40:11
Vào năm 2005, một vết nứt lớn dài tới 56 km đã xuất hiện giữa sa mạc Afar của Ethiopia. Các giả thuyết nhanh chóng được đưa ra, cho rằng vết nứt lớn với một vài điểm có chiều rộng lên tới 6m này chính là giai đoạn đầu trong sự hình thành một đại dương mới.
Vết nứt lớn ở Ethiopia có khả năng trở thành một đại dương. (Nguồn: Đại học Rochester)
Lý thuyết đứng đằng sau giả thuyết này vẫn bị coi là gây tranh cãi, cho tới khi một nhóm các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về khu vực này và đã khẳng định lại giả thuyết nói trên.
Nghiên cứu năm 2009 được đăng trên tờ Geophysical Research Letters đã chỉ ra rằng quá trình này xảy ra khi lỗ đang được phát triển. Ngoài ra, về cơ bản, quá trình này cũng giống như những gì đang diễn ra dưới đáy biển, đồng thời đây cũng là hiện tượng đã gây nên sự phân tách chậm chạp của Biển Đỏ.
Cindy Ebinger, giáo sư nhành khoa học môi trường và trái đất thuộc đại học Rochester, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng ta biết rằng những đường lằn dưới đáy biển cũng được tạo nên từ sự xâm lấn tương tự của magna trong một khe nứt, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng một đường lằn với chiều dài lớn đến thế có thể xuất hiện đột ngột như vậy.”
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng rặng núi lớn có thể sẽ tạo nên một đại dương mới trong tương lai, nhờ việc sử dụng những dữ liệu địa chấn thu được ở vùng này vào năm 2005. Họ đã tìm ra rằng núi nửa Dabbahu nằm ở trên đầu khe nứt đã từng phun trào và khiến cho quá trình đảo chiều.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng các vùng núi lửa có vị trí nằm trên đường tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo có thể bị tách ra thành những mảnh lớn dọc theo khe nứt.”
Mảng châu Phi đã gặp mảng Ả Rập tại sa mạc Afar, và vẫn không ngừng tách ra với tốc độ 1 inch/năm trong suốt 30 triệu năm vừa qua, và là nguyên nhân tạo ra Biển Đỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cuối cùng Biển Đỏ cũng sẽ đổ ra một khu vực mới và tạo thành một đại dương mới ngay trong vịnh Aden.
Ebinger cho biết: “Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xem điều đang xảy ra ở Ethiopia có giống với điều đang xảy ra dưới đáy biển không, nơi chúng ta gần như không thể tới được. Chúng ta biết rằng nếu có thể khẳng định được điều này, Ethiopia sẽ trở thành một phòng thí nghiệm độc đáo với rất nhiều vách núi dưới biển độc đáo và hùng vĩ cho chúng ta. Nhờ có sự hợp tác không biên giới trong nghiên cứu này, chúng ta đã biết được rằng câu trả lời là đúng vậy, hai hiện tượng này đúng là giống nhau.”
Tuy nhiên, đại dương mới sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình này có thể kéo dài tới hàng triệu năm.
Vietnam+