Câu chuyện củ ấu

Cập nhật ngày: 10/07/2017 14:31:31

Sau "Đông Giang Hi quán" tuần rồi, thì tuần này đến lượt "Hưng Thnh Hi quán" - Hội quán thứ 21 ra đời trên vùng đất Vĩnh Thạnh anh hùng. Ai đi ngang Vĩnh Thạnh, chúng ta đều trông thấy những cánh đồng ấu bạt ngàn, lá ken dày mặt nước. Bên vệ đường thì nhiều cái chòi được dựng lên để nấu và bán củ ấu tại chỗ.

Mở đầu buổi nói chuyện, chia sẻ với bà con bằng hình ảnh củ ấu để nhắc lại câu tục ngữ: "Khi thương thì c u cũng tròn/Khi ghét thì trái b hòn cũng méo". Mà bữa đó thấy thương thiệt! Thương những thành viên Hội quán xúm xít bên nhau chờ giờ ra mắt một cái hội của chính mình. Thương anh em cán bộ địa  phương hình như có phần căng thẳng, hồi hộp chờ đón "đứa con tinh thn" với biết bao công sức gầy dựng, nay chính thức được công nhận. Thương cái không khí gần gũi, chan hoà tình Đảng - tình Dân. Thương những lời lẽ dung dị, mộc mạc của những người chân quê gắn bó máu thịt với mảnh đất này. Để có được Hội quán hôm nay, nghe nói bà con cùng cấp uỷ, chính quyền nhiều lần cùng ngồi bàn bạc, cũng "li ra tiếng vào", cũng "nâng lên đặt xung", rồi đi học tập kinh nghiệm những hội quán ra đời trước đó, để đi đến quyết định cái rụp: Mần!

Vậy là, lại có thêm một "con thuyn" do chính bà con mình tự bơi, tự chèo lấy. Bà con mình không còn thờ ơ với việc xóm, việc làng. Bà con mình không còn lủi thủi, "sng mình ên mà làm cũng mình ên"! Đó cũng là một "thay đổi nh" hứa hẹn mang lại "kết qu ln" như bà con mình kỳ vọng, như lời hứa đầy trách nhiệm của anh Chủ nhiệm Hội quán.

Vậy là, bà con mình đã sẵn lòng thay đổi rồi, mặc dù, "không có s thay đổi nào d dàng c", chỉ "ngày mt - ngày hai", "v trước - v sau", là mọi việc đâu vào đấy đâu! Cái khó này được giải quyết xong thì chắc cái khó khác lại xuất hiện! Nhưng như bữa đó, có anh nói mình phải "mn ti" trên tinh thần "cái khó ló cái khôn" chứ không phải "cái khó bó cái khôn"! Bà con đăm chiêu, suy tư khi coi cảnh anh nông dân trồng thanh long ở miệt Bình Thuận nói trong nước mắt giọt ngắn giọt dài rằng: "Nếu không thay đổi chc chn là Tui chết. Nhưng Tui không th ngi đó mà ch chết". Phải rồi, không "chết" sao được khi nông sản nước ngoài đang tràn vào thị trường nước mình, không chỉ trong các kệ hàng sang trọng, mà còn len lỏi đến tận những chợ quê của mình rồi. Và sắp tới, họ sẽ còn xâm nhập mạnh hơn nữa để khai thác thị trường hơn 90 triệu dân Việt của mình, bà con ơi!

Có anh thành viên còn tư lự, nhưng phải có mấy anh lãnh đạo, ngành này ngành nọ, cấp này cấp kia hỗ trợ thì tụi tui mới thay đổi được chớ! Nhưng anh khác lại chia sẻ lại rằng, mình phải thấy thay đổi trước, phải chủ động mần trước, làm hết sức, hết mình đi cái đã vì thay đổi là có lợi cho chính mình kia mà! Vậy là, cũng có hơi lăn tăn giống như câu chuyện "qu trng có trước hay con gà có trước?". Và rồi, tranh luận với nhau, thuyết phục nhau, động viên nhau trên cái lý - cái tình, bằng khẩu khí của người Vĩnh Thạnh thì mọi người vui vẻ bắt tay nhau mần và sẽ bắt đầu mần từ cái nhỏ nhất, cái dễ nhất. Rồi sẽ mần tiếp, mần tiếp!

Mô hình hội quán là một quá trình "va đi va tìm đường và m đường". Mà cũng chính vì vậy sẽ gặp nhiều khúc khuỷu, gian truân, với biết bao "ging co, trăn tr". Bác Hồ thường xuyên nhắc nhở: "D trăm ln không dân cũng chu/Khó vn ln dân liu cũng xong". Vậy đó, dân đã chịu bước ra khỏi ngôi nhà của mình để tập hợp lại rồi, vấn đề còn lại là cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể nhập cuộc với tâm thế như thế nào mà thôi! Phải hiểu chiều sâu và ý nghĩa của "văn hoá hp tác" thúc đẩy như thế nào và cũng là điểm nghẽn như thế nào trên con đường phát triển để mà nâng niu, để mà giữ lửa cho tinh thần hội quán.

Tái cơ cấu nông nghiệp có gì là to tát lắm đâu? Đó là sự hợp tác của bà con nông dân. Là sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp đầu vào - đầu ra. Là sản xuất và kinh doanh theo quy luật thị trường. Là giảm chi phí sản xuất thấp xuống. Là làm cho chất lượng nông sản cao lên. Là làm sao chế biến từ nông sản thô ra được nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng nhiều hơn. Tất cả chỉ có bao nhiêu đó. Sống là ở những chỗ đó mà chết cũng là ở những chỗ đó. Nông sản xứ mình bị "gii cu" hoài, hết loại này sang loại khác là cũng ở những chỗ đó!

Các hội quán lần lượt ra đời, không chỉ thấy vui vì bà con mình thay đổi, mà còn thấy vui khi thấy đây đó có sự thay đổi trong cách tiếp cận của cấp uỷ, chính quyền và cả bộ máy cơ sở đối với người dân và cả xã hội. Sống trong lòng dân là suy nghĩ như người dân chứ không phải là "nghĩ thay" cho người dân, cùng làm với người dân chứ không "làm thay" cho người dân!

Bà con mình giỏi lắm, thông minh lắm, mạnh mẽ lắm. Hổng tin? Thử về Vĩnh Thạnh mà coi! Về Vĩnh Thạnh còn được nếm hương vị của món củ ấu rang me nữa đó nhe!

Xích Lô

(Ngày 9/7/2017)

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn