Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em

Cập nhật ngày: 30/08/2013 06:00:31

Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (BVTE) dựa vào cộng đồng. Hệ thống BVTE đã được mở rộng đến tận khóm, ấp, góp phần thúc đẩy thực hiện các quyền của trẻ em (TE).

Về hình thành cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống BVTE, UBND tỉnh có quyết định thành lập Ban Điều hành hệ thống BVTE tỉnh, quyết định thành lập Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em tỉnh; cấp huyện, tổ chức Unicef hỗ trợ kinh phí cho các huyện: Lấp Vò, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tam Nông thành lập Ban Điều hành hệ thống BVTE và tỉnh nhân rộng hệ thống này ở TP.Cao Lãnh, TX.Hồng Ngự,...; từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, của tỉnh, đến nay có 69 xã, phường có hoạt động của Ban BVTE;...


Tập bơi cho trẻ

Nhằm tăng cường các hoạt động tư vấn giúp gia đình, TE kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong việc BVTE, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã giao Trung tâm Công tác Xã hội BVTE triển khai hoạt động Điểm tư vấn cộng đồng tại 12 xã, phường và 6 Điểm tư vấn trường học thuộc TP.Cao Lãnh và TX.Hồng Ngự.

Theo đánh giá của Sở LĐ,TB&XH, hoạt động của hệ thống BVTE đã đạt được mục tiêu đề ra. Công tác BVTE được quan tâm thực hiện theo từng nhóm đối tượng; tổ chức tốt các các hoạt động cung cấp dịch vụ BVTE; các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp, nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về BVTE, kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của TE được chú trọng.

Hệ thống BVTE các cấp đã quản lý và tác động trên 95% TE có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) và 80% TE có nguy cơ tại các xã điểm. Kết quả có 90% TE có HCĐB và trên 70% TE có nguy cơ HCĐB được chăm sóc bằng các hình thức (tăng 15% so với năm 2008). Nhờ được tập huấn kỹ năng cơ bản về công tác xã hội BVTE, Công ước quốc tế quyền TE, luật pháp, chính sách có liên quan đến công tác BVTE,... nên nhiều vấn đề TE có HCĐB được cộng tác viên phát hiện kịp thời và báo cáo, thông tin trong các cuộc họp định kỳ cho các thành viên trong Ban BVTE xã biết và tìm cách giải quyết các vấn đề như: làm khai sinh, hộ khẩu, trợ cấp xã hội, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe,... Công tác BVTE còn lồng ghép nhiều chính sách của địa phương để hỗ trợ cho các gia đình có TE có HCĐB vượt qua khó khăn bền vững hơn như cho vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ nhà ở, dụng cụ học tập, quần áo, miễn giảm học phí,...

Công tác tham vấn, tư vấn, truyền thông được thực hiện sâu rộng hơn trong cộng đồng. Các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều cuộc họp nhóm tại các khóm, ấp truyên thông về BVTE cho gia đình có TE HCĐB. Tại 144 xã, phường thành lập câu lạc bộ cho trên 100.000 lượt TE tham gia. Thông qua các hoạt động tập huấn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm truyền thông cho gia đình, Câu lạc bộ TE, diễn đàn TE các cấp đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các ngành, các cấp và chính TE trong việc phòng ngừa nguy cơ TE bỏ học, xâm hại TE, trẻ vi phạm pháp luật, TE lang thang lao động kiếm sống.

TN

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn