Hiệu quả các mô hình, tổ hợp tác hỗ trợ phụ nữ nông thôn

Cập nhật ngày: 07/07/2020 09:52:17

ĐTO - Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (Đề án 939) theo Kế hoạch số 57/KH-UBND của UBND tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề, thành lập các tổ hợp tác (THT) giới thiệu việc làm trong, ngoài tỉnh hỗ trợ hội viên, phụ nữ nông thôn có thu nhập ổn định.


Hội viên phụ nữ nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định. Ảnh: C.P

Hội LHPN các cấp phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội, các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp tại các huyện, thị, thành phố tổ chức 17 lớp dạy nghề có 385 chị tham gia; giới thiệu học nghề cho 44 chị, truyền nghề cho 2.785 chị, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh được 4.809 lao động; giới thiệu 120 lao động tham gia phiên, sàn giao dịch việc làm; vận động 1.410 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phát huy hiệu quả mô hình hỗ trợ phụ nữ nông thôn, tính đến ngày 1/7/2020, toàn tỉnh thành lập mới 12 mô hình với 236 thành viên tham gia, nâng tổng số 151 mô hình với 1.940 thành viên. Nổi bật có các mô hình như: tổ cấy thuê, tổ dịch vụ gia đình, dịch vụ nấu đám tiệc; dịch vụ làm thuê, dịch vụ giới thiệu phụ nữ làm nông nghiệp... Qua đó góp phần ổn định thu nhập cho phụ nữ ở địa phương, bình quân mỗi chị có thu nhập từ 3,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng. Phối hợp tuyên truyền, vận động 1.154 lao động, trong đó đã xuất cảnh 484 lao động, trong đó có 215 nữ; Hội LHPN các cấp vận động 256 lao động, đã xuất cảnh 126 lao động (có 86 nữ).

Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp đã duy trì 86 THT, thành lập mới có 9 THT với 100 thành viên, nâng tổng số 95 THT trong toàn tỉnh. Duy trì hỗ trợ 7 hợp tác xã (HTX), trong đó có 6 HTX “Dịch vụ nông nghiệp” và 1 HTX cá diêu hồng với 1.255 xã viên. Các THT thu hút lao động nữ, chủ yếu là phụ nữ nông thôn, tạo việc làm ổn định, hoạt động hiệu quả. Tại THT Lục bình ấp 4, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, THT hiện có 386 lao động tham gia làm nghề các loại sản phẩm chủ yếu từ lục bình, gia công bộ và khung lẻ với số lượng khoảng trên 500 khung các loại. Những sản phẩm từ lục bình chủ yếu được làm theo đơn đặt hàng của các công ty để phục vụ thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, THT còn chủ động nghiên cứu mẫu mới để giới thiệu sản phẩm với công ty gồm mặt hàng thủ công như: sọt, thảm, bàn ghế và một số sản phẩm dùng để trang trí nội thất. Giá bán bình quân của các sản phẩm chủ yếu là 40.000 đồng/sản phẩm. Hàng năm tiêu thụ ra thị trường trên 25.200 sản phẩm các loại. Thu nhập bình quân của 1 hộ làm nghề từ 3 triệu đồng – 3,5 triệu đồng/tháng. Với chất lượng và kỹ thuật cao, các sản phẩm của THT tham gia trưng bày sản phẩm ở các Hội chợ thương mại xúc tiến việc làm của tỉnh, Hội chợ trưng bày sản phẩm do Hội LHPN tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

thớt gỗ Định An, xã Định An, huyện Lấp Vò luôn ổn định. THT hiện có 20 thành viên, mỗi thành viên trong tổ góp vốn, hùn vốn xoay vòng 1,5 triệu đồng/tháng để có kinh phí hoạt động và có nguồn vốn để mua nguyên liệu sản xuất. Mỗi tháng, THT đưa ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm thớt các loại, giá thành từ 15.000 - 35.000 đồng/sản phẩm. Ngoài sản phẩm thớt gỗ, các thành viên THT đã tận dụng những nguyên liệu gỗ thừa sản xuất thêm các sản phẩm phụ như: ghế ngồi, bàn nạo dừa, cán dao; các nguyên liệu không làm ra được các sản phẩm thì bán cho người dân làm củi đốt. Đến nay, thị trường tiêu thụ thớt gỗ Định An được mở rộng khắp các tỉnh, thị trường TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ và xuất sang Campuchia.

Với hiệu quả hoạt động ổn định của THT sản xuất và tiêu thụ thớt gỗ Định An, Hội LHPN huyện Lấp Vò xem xét, hỗ trợ cho thành viên được vay vốn với số tiền 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Các thành viên THT mua thêm nguyên liệu gỗ và máy móc phục vụ trong việc sản xuất kinh doanh, mở rộng khu sản xuất. Đồng thời tổ chức chuyến đi giao lưu, học tập kinh nghiệm, mô hình làm thớt gỗ và lò sấy thớt tại TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, phối hợp với Công ty Tân Hưng Phát, Quận 8, TP.HCM hỗ trợ kỹ thuật xây lò sấy gỗ nguyên liệu và được bao tiêu sản phẩm đầu ra, các sản phẩm làm theo mẫu của công ty, mỗi tuần xuất khoảng 10 ngàn sản phẩm các loại, mang lại lợi nhuận ổn định cho các thành viên trong THT, góp phần cùng với địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Để duy trì, phát triển, nhân rộng mô hình THT, Hội LHPN các cấp triển khai các chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đã xem xét, phối hợp giải quyết cho 40.862 hộ vay; phối hợp kiểm tra tình hình hoạt động ủy thác vốn tại 12 huyện, thị, thành. Với sự quan tâm và định hướng kịp thời, đến tháng 7/ 2020, hoạt động các tổ vay vốn, THT ổn định, các hộ vay có vốn sản xuất, đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, liên kết tiêu thụ, có thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

C.P.

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn