Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đưa kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng sống của Nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh

Cập nhật ngày: 24/07/2020 05:35:07

(Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI)

(Tiếp theo)

III- KHAI THÁC TIỀM NĂNG KINH TẾ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ, KHẮC PHỤC ĐIỂM NGHẼN VỀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG, QUẢN LÝ TỐT TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tạo cơ hội, khai thác tiềm năng, phát triển lĩnh vực có thế mạnh thích ứng với yêu cầu thị trường

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và tăng thu nhập người sản xuất. Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo quy luật cung cầu thị trường, giảm diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, không hiệu quả sang trồng cây ăn trái và các loại hình sản xuất hiệu quả hơn, giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện để sản xuất hàng hoá lớn, đạt hiệu quả cao hơn, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực như: Hoa kiểng, cây ăn trái, thuỷ sản,..., dựa trên ứng dụng khoa học và công nghệ. Chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, vận dụng các chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp nâng cao năng lực quản lý và vai trò gắn kết với doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chương trình khởi nghiệp và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên cơ sở tổ chức lại sản xuất làng nghề kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp, kinh doanh nông sản. Thực hiện tốt các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất; thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có quy mô lớn, làm nòng cốt tác động chuyển đổi phương thức sản xuất và liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản tập trung. Nâng cao công tác phân tích và dự báo thị trường, đẩy mạnh truyền thông và kết nối thông tin thị trường tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần “chăm chỉ - tự lực - hợp tác” trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; nhân rộng và phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; duy trì và phát triển các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới hướng đến tiêu chuẩn nâng cao, kiểu mẫu; kết hợp xây dựng xã nông thôn mới gắn với “Làng thông minh”, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp có lợi thế về chế biến nông sản, kết hợp đầu tư hạ tầng công nghiệp để thu hút, phát triển ngành công nghiệp mới; xem công nghiệp là động lực góp phần tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nông sản. Nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp trên cơ sở cơ giới hoá, tự động hoá, ứng dụng thành quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hình thành các trung tâm chế biến nông sản, thuỷ sản và thực phẩm; phát triển công nghiệp dược phẩm, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ổn định và phát triển các ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, cá tra theo hướng tạo ra nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có tiềm năng, lợi thế, tạo nhiều việc làm và ít tác động tiêu cực đến môi trường. Đầu tư hạ tầng phát triển khu, cụm công nghiệp, phát triển dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ hậu cần công nghiệp ven sông Tiền, sông Hậu, kênh xáng Lấp Vò - Sa Đéc và khu vực Đồng Tháp Mười. Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực quản trị, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường; vận dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu.

Nâng cao chất lượng phát triển dịch vụ gắn với phát triển đầy đủ thị trường dịch vụ, vận dụng thực hiện hiệu quả mô hình thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, hướng đến phát triển kinh tế số phù hợp xu thế vận hành của thị trường dịch vụ. Phát triển thương mại theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại. Mở rộng phạm vi kết nối cung ứng hàng hoá, duy trì phát triển dịch vụ thương mại truyền thống, chợ đầu mối, tạo điều kiện phát triển các mô hình thương mại hiện đại, sản phẩm chất lượng, an toàn. Phát huy hiệu quả, tiềm năng kinh tế biên giới gắn với ổn định dân cư, đầu tư hạ tầng và khai thác hiệu quả các cửa khẩu, thúc đẩy thương mại biên giới làm động lực chính để phát triển kinh tế biên giới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hoá kết hợp với tổ chức sự kiện, lễ hội du lịch. Tăng cường liên kết, đổi mới công tác truyền thông, quảng bá du lịch. Phát triển các khu du lịch sinh thái tại cồn Đông Giang (thành phố Sa Đéc), Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) và những nơi có điều kiện.

(Còn tiếp)

< Trở về trang trước
Gửi bình luận của bạn



Tin cùng chuyên mục
Các tin khác